Nội dung bài viết
Có một câu nói ám ảnh các mẹ bầu, đó là “ăn cho hai người”. Và bởi vì tâm lý đó, có những mẹ đã tăng tới 30 kg thế nhưng khi sinh con ra thì lại thiếu cân. Chưa kể việc tăng cân quá nhiều sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tiểu đường thai kỳ cho mẹ.
Vậy đâu mới là phương pháp đúng nhất về chế độ ăn của mẹ để cả mẹ và con đều khỏe mạnh, thai nhi lên cân đều đều qua các tháng mà mẹ vẫn nhẹ nhàng và khỏe mạnh.
“Bà Bầu ăn gì để vào con không vào mẹ?” – Bài viết hôm nay luachon4u.com sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi này và có những lời khuyên hữu ích để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!
Chia nhỏ các bữa trong ngày
Chia nhỏ các bữa trong ngày là lời khuyên từ chuyên gia, có thể áp dụng trong toàn thời gian thai kỳ của mẹ, đặc biệt là trong vòng 3 tháng đầu, khi mà mẹ phải chịu đựng ốm nghén và sự mệt mỏi. Việc có nhiều bữa nhỏ trong ngày sẽ giúp dạ dày không phải nạp quá nhiều thức ăn cùng lúc, mẹ cũng không bị lên cân nhanh chóng và có thể bổ sung đầy đủ dinh dưỡng ngay cả trong giai đoạn mệt mỏi vì ốm nghén.
Chia nhỏ các bữa không có nghĩa là thoải mái ăn vặt nhé mẹ. Đồ ăn vặt với nhiều ngọt và chất béo sẽ khiến mẹ nhanh chóng lên cân. Thay vào đó, mẹ nên lựa chọn các loại rau củ quả tươi và ngũ cốc cho các bữa xế nhé.
Tỷ lệ các thành phần trong khẩu phần ăn của mẹ nên là 25% tinh bột, 25% protein và 50% rau củ quả và nước ép. Với tỷ lệ vàng này, mẹ vẫn giữ được cân và lại đủ dinh dưỡng cho bé yêu, đồng thời mẹ cũng hạn chế được những triệu chứng có thể gặp trong giai đoạn mang thai như táo bón hay tiểu đường thai kỳ nữa nhé!
Uống đủ nước: Đây là một lời khuyên rất quen thuộc cho tất cả chúng ta phải không nào? Nhất là với mẹ bầu, thì việc bổ sung đủ nước lại càng quan trọng. Việc bổ sung đủ nước giúp giảm các triệu chứng buồn nôn hay ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu và giảm hiện tượng táo bón. Mẹ nên uống khoảng 12 ly nước mỗi ngày, tương đương 3 lít nước nhé.
“Ăn cho hai người” – Liệu có đúng?
Đây là một quan niệm sai lầm, việc thu nạp gấp đôi lượng thức ăn trong thời gian thai kỳ là hoàn toàn không đúng. Điều này ngoài việc dẫn tới tăng cân không kiếm soát ở mẹ thì còn có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm như tiền sản giật hay tiểu đường thai kỳ.
Điều quan trọng nhất là mẹ cố gắng ăn uống lành mạnh để có nhiều chất dinh dưỡng cho con và giúp mẹ khỏe hơn nữa.
Nên ăn và tránh những thực phẩm nào?
Theo quan niệm xưa, có rất nhiều thực phẩm mà mẹ bầu cần kiêng như đào, rau răm, rau ngót,..Tuy nhiên, đâu mới là cách ăn uống khoa học.
Những thực phẩm cần bổ sung: Trong suốt giai đoạn thai kỳ, mẹ cần bổ sung đa dạng các thực phẩm khác nhau như sữa, rau củ quả, các loại hạt và các loại tinh bột như ngũ cốc và đậu, các loại thịt tươi như thịt bò, gà, heo cũng cần được bổ sung phù hợp.
Mẹ có thể tham khảo bác sỹ và những nguồn tài liệu uy tín về việc bổ sung dinh dưỡng trong các giai đoạn khác nhau của thai kỳ nữa nhé.
Thực phẩm nên tránh: Là các thực phẩm nhiều ngọt và chất béo, khiến mẹ tăng cân vù vù và gây nguy cơ tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ như bánh kẹo, nước có ga, nước ngọt và đồ chiên rán.
Đừng lo lắng khi mẹ không uống được sữa bầu
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa bầu khác nhau với đa dạng sự lựa chọn về vị sữa. Nhưng nếu mẹ đã thử và không thấy phù hợp thì cũng đừng quá lo lắng. Mẹ hãy thử uống sữa tươi không đường nhé, sẽ dễ dàng hơn nhiều đấy.
Sữa tươi không đường vẫn giữ được những vi chất cần thiết cho mẹ và bé, đồng thời là nguồn canxi rất cần thiết trong giai đoạn này của cả mẹ và bé. Mỗi ngày 2-3 ly sữa sau bữa ăn chính 2 tiếng nhé mẹ.
Nếu mẹ vẫn không phù hợp với bất kỳ loại sữa nào, mẹ cũng đừng lo lắng. Mẹ có thể bổ sung dưỡng chất bằng các thực phẩm khác nhé.
Thực phẩm chức năng bổ sung vitamin – Nên hay không?
Việc bổ sung các viên vitamin tổng hợp trong giai đoạn thai kỳ là rất cần thiết, nhất là khi mẹ mất 3 tháng đầu thai kỳ mệt mỏi vì ốm nghén. Bác sĩ vẫn khuyên mẹ nên bổ sung vitamin từ giai đoạn chuẩn bị mang bầu và kể cả đang cho con bú.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vitamin tổng hợp cho mẹ bầu, hãy lựa chọn thương hiệu uy tín và nguồn gốc rõ ràng để tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng mẹ nhé.
Hi vọng qua bài viết này, các mẹ đã có thể tự mình trả lời được câu hỏi “Bà bầu ăn gì để vào con không vào mẹ”. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và bình an!
* Thực đơn giảm cân sau sinh mổ, 25kg chỉ trong 5 tháng
* Hộp cơm giữ nhiệt lock&lock có tốt không?
Huyền mong muốn đem những trải nghiệm của bản thân để chia sẻ với bạn đọc, giúp các bạn tìm được những sản phẩm phù hợp nhất với mình.