Nội dung bài viết
Có rất nhiều lý do tại sao việc tập bú bình cho bé trở nên cần thiết cho mẹ như vậy, có thể là: mẹ phải đi làm, mẹ không đủ sữa,.. Thế nhưng, việc chuyển giao giữa giai đoạn ty mẹ và ty bình rất khó khăn với nhiều em bé, mẹ cần hiểu lý do vì sao bé “ghét” bình và tập cho bé “yêu” bằng cách nào?
Hãy cùng luachon4u.com tìm hiểu cách tập cho bé bú bình như thế nào nhé!
Tại sao bé không chịu bú bình?
Các bé trên 3 tháng tuổi đã “quyện” mùi hơi sữa mẹ, do đó bé sẽ khó thích nghi với sữa công thức. Thêm nữa, dù các hãng bình sữa có cố gắng cải tiến thế nào, thì một điều chắc chắn là ti mẹ sẽ mềm mại hơn rất nhiều so với núm bình nhân tạo. Một nguyên nhân nữa là do bé yêu tới giai đoạn mọc răng, thay vì mút sữa, bé sẽ có xu hướng cắn chặt núm bình.
Trên đây là một số nguyên nhân phổ biến về việc bé không chịu hợp tác cùng bố mẹ trong việc ti bình. Nhưng bố mẹ đừng lo, việc tập bú bình cho bé có khó khăn, nhưng chỉ cần kiên trì là được.
Các bước tập bú bình cho bé
Bước 1: Thay vì sữa công thức, hãy tập cho bé ti bình bằng sữa mẹ
Có một số mẹ sẽ tập cho bé bú bình bằng sữa công thức trong lần đầu tiên, điều này sẽ làm bé yêu cảm thấy khó khăn khi cùng một lúc phải đối mặt với hai sự thay đổi là sự mềm mại của ti mẹ và mùi vị sữa mẹ. Do vậy, các mẹ hay tập dần cho bé bằng cách cho bé tập bú bằng sữa mẹ trước nhé.
Mẹ cũng cần đảm bảo vệ sinh và độ ấm của sữa bằng cách trữ sữa trong tủ đông và rã đông và hâm lại sữa đúng cách.
Mẹ nên xa tầm mắt của bé trong thời gian bé ti bình nhé, tốt nhất mẹ nên để bố hoặc bà giúp đỡ trong giai đoạn này vì bé yêu sẽ không chịu hợp tác nếu thấy mẹ đâu. Người cho bé tập bú cần kiên trì và liên tục đút sữa vào miệng bé và nịnh yêu bé, chắc chắn bé sẽ khóc và đòi đẩy bình ra nhưng bố mẹ đừng lo, cứ tiếp tục kiên trì đút bình vào miệng bé nhé.
Bước 2: Tập cho bé làm quen với sữa công thức
Sau khoảng 3 tuần tập cho bé, mẹ có thể xen kẽ 1 cữ sữa bột vào khẩu phần cho bé. Mới ban đầu, mẹ có thể pha loãng hơn bình thường, sau đó vài ngày thì pha đúng lượng sữa công thức khuyên dùng. Đây là bước khó nhất trong cả quá trình tập bú bình cho bé, đòi hỏi bố mẹ phải rất kiên trì vì bé có thể rất cương quyết và không chịu hợp tác, thậm chí là bỏ cữ.
Bước 3: Giảm và bỏ dần cữ sữa mẹ
Trong hai bước ở trên, mẹ vẫn cho bé ti mẹ 1 hoặc 2 cữ một ngày, thường là vào chiều tối. Trong giai đoạn này, mẹ lưu ý là nên vắt bỏ sữa thừa để tuyến sữa vẫn tiết sữa bình thường. Nếu không, lượng sữa mẹ sẽ nhanh chóng bị giảm và mất dần. Tùy theo tình hình mà mẹ có thể quyết định duy trì thời gian cho bé ti mẹ trực tiếp là bao lâu.
Bước 4: Cai sữa mẹ
Đây lại là một câu chuyện dài mà chúng ta sẽ bàn tới ở trong một bài viết sau của luachon4u.com. Hẳn các mẹ đã nghe tới rất nhiều phương pháp cai sữa cho bé như thoa dầu, tô son, buộc chỉ vào đầu ti,…. Nhưng dù theo cách nào thì bố mẹ hãy để ý thời điểm phù hợp để cai sữa cho bé là khi các bước trên đã thành công, bé đã chịu hợp tác bú bình thuần thục và không đòi ti mẹ nữa.
Mẹo tập bú bình cho bé
Bố mẹ hãy tham khảo một số mẹo tập bé bú bình dưới đây nhé!
- Tham khảo các loại bình và núm vú khác nhau, xem phản ứng của bé. Hiện nay có khá nhiều sự lựa chọn về bình sữa và núm vú đa dạng cho bố mẹ nhé. Chất liệu và thiết kế cũng rất đa dạng, đảm bảo giống với ti mẹ và thân thuộc với bé nhất.
- Lựa chọn sữa bột có hương vị giống với sữa mẹ nhất
- Chú ý về nhiệt độ của sữa trong bình trước khi cho bé bú, tốt nhất bố mẹ có thể dùng máy hâm sữa để đảm bảo nhiệt độ sữa phù hợp với bé nhất
- Thu hút sự chú ý của bé bằng các vật dụng đồ chơi khác trong khi đút bình sữa vào miệng bé hoặc vừa cho bé bú bình và nịnh yêu bé
Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm tập cho bé bú bình như thế nào. Hi vọng bố mẹ có được những thông tin hữu ích từ bài viết.
Làm bố mẹ là trải nghiệm tuyệt vời nhưng cũng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng, hi vọng bài viết này sẽ giúp bố mẹ tự tin hơn trong hành trình cùng con yêu khôn lớn nhé.
Huyền mong muốn đem những trải nghiệm của bản thân để chia sẻ với bạn đọc, giúp các bạn tìm được những sản phẩm phù hợp nhất với mình.