Nội dung bài viết
Có một số bé rất thích bú bình không? Và nhiều khi các bậc cha mẹ cũng muốn chiều theo sở thích của bé một chút. Nhưng liệu có nên cho trẻ bú bình không có sữa không?
Câu trả lời sẽ có trong bài review này nhé.
1. Có nên cho trẻ bú bình không có sữa không?
Trẻ có nên bú bình khi trong bình rỗng, không có sữa hay không? Câu là lời là không nhé. Mặc dù rất nhiều bé thích bú bình rỗng nhưng nếu làm thế bé sẽ bị đầy hơi chướng bụng và như thế sẽ làm bé biếng ăn.
Do vậy, khi cho trẻ bú bình, ba mẹ cần lưu ý cầm ngang bình sữa cho bé để không khí không lọt vào. Sau khi bé ăn xong, ba mẹ cũng cần vỗ ợ hơi rồi mới cho bé ngủ hoặc chơi nhé.
2. Những lưu ý khi cho trẻ bú bình
Dưới đây là một số lưu ý khi cho trẻ bú bình mà các bạn cần lưu ý nhé.
2.1. Tư thế nằm của bé thế nào?
Khi cho bé bú, không đặt bé nằm duỗi thẳng vì như thế dễ gây ọc sữa hoặc nghiêm trọng hơn nữa, cũng có thể dẫn tới viêm tai giữa. Tư thế tốt nhất ở đây là mẹ bế em bé và giữ cho đầu của em cao hơn, hơi nằm ngửa.
Khi bé đã ăn xong, mẹ hãy bế cao đầu bé trong khoảng 10 phút để bé ợ hơi rồi mới cho bé chơi hoặc ngủ.
2.2. Cầm bình sữa ngang khi cho bé bú
Với các bạn nhỏ, đặc biệt các bạn sơ sinh thì khi cho bé ăn các bạn cần chú ý cầm thân bình ngang để không khí không lọt vào núm ti vì như thế sẽ khiến bé dễ đầy hơi chướng bụng.
2.3. Lỗ núm ty không quá to
Độ to nhỏ của lỗ núm ty sẽ quyết định tới dòng chảy sữa nhiều hay ít, do vậy các bạn hãy để ý nhé. Nếu lỗ ty quá nhỏ, bé sẽ không bú được và khó chịu. Còn nếu lỗ ty quá to thì sữa sẽ chảy nhanh quá dễ làm con sặc.
Thêm nữa, chất liệu núm ty cũng là một điều ba mẹ nên quan tâm. Để an toàn nhất thì ba mẹ nên lựa chọn chất liệu silicon mềm hoặc là cao su latex để đảm bảo an toàn cho bé nhé.
2.4. Luôn có người bên cạnh khi trẻ bú
Một số bạn quá bận rộn nên sử dụng kệ hoặc gối để giữ bình sữa cho bé bú nhưng điều này rất nguy hiểm vì bé luôn tay luôn chân có thể làm bình sữa lăn ra ngoài hoặc bé rất dễ bị sặc khi sữa chảy quá nhiều.
Do vậy, phải luôn có người thân để ý tới trẻ nhỏ bất kỳ lúc nào, đặc biệt lúc cho bé bú.
2.5. Hạn chế đi lại trong khi cho bé bú
Rất nhiều bạn có thói quen này khi cho bé ăn, vì bé không chịu bú mà nhiều bà hay ba mẹ đi lại và đổi nhiều tư thế để chiều theo bé. Nhưng cách làm này dễ khiến bé bị đầy hơi và chướng bụng.
Thêm nữa, mẹ cũng nên tạo thói quen cho con trong việc ăn đúng bữa và đúng cách, bằng cách ngồi một chỗ trong quá trình cho bé bú.
2.6. Có nên ép bé ăn thêm?
Rất nhiều mẹ sợ bé ăn không đủ no nên cố ép bé ăn thêm dù bé đã đẩy bình sữa ra hoặc mím môi rồi. Lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng rằng bạn nên cho bé ăn theo độ tuổi và thể trạng của bé.
Với các bé ăn quá ít hay không chịu ăn, mẹ hay cho bé đi khám dinh dưỡng để có được lời khuyên kịp thời nhất nhé.
2.7. Có nên để bé thật đói rồi mới cho bú?
Nhiều khi chúng ta nhầm tưởng rằng nên để bé thật đói rồi hãy cho bé bú vì như thế bé sẽ tự giác hơn. Nhưng điều này cũng có những mặt trái mà bạn không để ý nhé.
Nếu bé đói thì sẽ rất quấy và nhiều bé sẽ nhắm chặt mắt và khóc, không để ý gì xung quanh nữa, lúc này cho bình sữa vào miệng bé rất khó.
Thêm nữa, nếu bé ti lúc đói thì có thể ti quá nhanh và dễ bị sặc sữa. Do vậy ba mẹ cũng nên lưu ý nhé.
2.8. Có nên cho bé ngậm bình sữa khi ngủ?
Việc cho bé ngậm bình khi ngủ không tốt chút nào cho bé. Tại vì lúc bé đang ngủ, theo phản xạ bé vẫn có thể ti và như thế dễ gây sặc sữa ở trẻ.
Với những bé lớn tuổi hơn và có răng sữa rồi, thì việc ngậm ti như vậy rất dễ khiến bé sâu răng nữa đấy.
2.9. Luôn kiểm tra nhiệt độ sữa và dụng cụ pha
Để bảo vệ đường ruột non nớt của trẻ trong những năm tháng đầu đời, tiệt trùng dụng cụ pha sữa là một bước cực kỳ quan trọng cho bé. Các ba mẹ có thể sử dụng máy tiệt trùng hoặc tiệt trung bằng nước sôi hoặc lò vi sóng nhé.
Ngoài ra, ba mẹ cũng nên kiểm tra nhiệt độ sữa đã phù hợp với em bé chưa. Mỗi loại sữa sẽ có nhiệt độ pha thích hợp từ 40 tới 60 độ. Trước khi cho bé ti, mẹ hãy dốc ngược bình để xem lượng chảy của sữa có ổn không nhé.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp các bạn trả lời câu hỏi: Có nên cho trẻ bú bình không có sữa không? Ngoài ra, chúng tôi cũng gợi ý một số tips khi cho trẻ bú sữa bằng bình.
Nếu các bạn có thắc mắc gì, hãy để lại bình luận phía dưới này nhé.
Huyền mong muốn đem những trải nghiệm của bản thân để chia sẻ với bạn đọc, giúp các bạn tìm được những sản phẩm phù hợp nhất với mình.