Nội dung bài viết
Môn thể thao trượt patin chắc hẳn không còn xa lạ đối với giới trẻ hiện nay. Chắc bạn sẽ không khó để bắt gặp những nam thanh nữ tú trượt giày patin trên đường phố hay trong công viên phải không nào? Bạn có bao giờ từng nghĩ mình cũng muốn thử bộ môn thể thao thú vị này không? Vậy cách trượt giày patin 4 bánh dọc cho người mới bắt đầu sẽ như thế nào? Bài viết nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu trước xem giày patin 4 bánh dọc là gì đã nhé!
1. Giày patin 4 bánh dọc là gì?
Đôi giày patin đầu tiên xuất hiện vào năm 1743 bởi một nhà phát minh người Hà Lan. Nhưng sau đó tài liệu của nhà phát minh này bị thất lạc nên đến năm 1760, một nhà phát minh người Bỉ đã ghi nhận mình là người phát minh đầu tiên ra đôi giày trượt patin bằng da.
Giày patin 4 bánh dọc là một loại giày patin có 4 bánh được xếp dọc theo chiều của đôi giày, khi nhìn thì các bạn sẽ thấy nó được xếp theo hàng dọc đó. Nguồn gốc của loại giày xuất phát từ Mỹ và bắt đầu được du nhập vào giới trẻ Việt Nam từ những năm 2000 trở lại đây.
Giày patin 4 bánh dọc
Qua nhiều năm du nhập vào Việt Nam thì thiết kế của loại giày này được thay đổi mẫu mã, hình dáng, thiết kế, màu sắc,… khá nhiều. Nhưng chủ yếu vẫn là 4 chiếc bánh sẽ được xếp thẳng nhau trên một chiếc càng làm bằng kim loại cứng, như vậy sẽ đảm bảo được độ an toàn cho người sử dụng. Còn 4 chiếc bánh thì được làm bằng loại nhựa cứng, nên bạn có thể yên tâm về độ hao mòn cũng như gãy nứt của bánh. Bao bọc bên ngoài của giày là một lớp vải khá giày và nệm, giúp bạn có cảm giác thoải mái, không bị đau chân khi trượt. Ngoài ra còn đảm bảo độ an toàn khi bạn bị va đập. Cuối cùng là phần phanh, được thiết kế bằng chất liệu cao su, giúp bạn giảm tốc độ một cách từ từ mà không gây sốc khi trượt.
2. Cách trượt patin 4 bánh dọc
Tiếp theo bây giờ chúng ta cùng đến phần chính nhé! Có cách nào để vừa nhanh vừa hiệu quả chơi bộ môn thể thao thú vị này không nhỉ? Câu trả lời là có nhé. Bài viết này sẽ giúp bạn có được trải nghiệm thú vị.
Cách chơi hiệu quả đối với giày patin 4 bánh
2.1. Cách đứng lên ngồi xuống
Cách đứng dậy
- Đầu tiên quỳ gối xuống, rồi để hai tay xuống dưới và nhớ là sát gối nhé.
- Tiếp đến là để 1 chân lên (lưu ý chân nào của bạn giữ thăng bằng được hơn thì bạn giữ làm trụ), nhưng nhớ là 4 bánh vẫn phải nằm đều dưới đất nha.
- Sau khi vững vàng bạn nhấc nốt chân còn lại lên, tuy chân nhấc lên nhưng 2 tay của bạn vẫn phải để nguyên vị trí cũ ở bước 1 và hơi nhấc lên 1 chút.
- Cuối cùng là đặt 2 tay lên gối, nhẹ nhàng từ từ đứng lên. Khi mới tập chơi bạn nên làm thật từ từ và giữ nguyên tay để quen hơn với đôi giày. Buocs này sẽ giúp bạn tập giữ thăng bằng nên luyện nhiều hơn nhé.
Cách ngồi
- Bước 1 để 2 tay lên đầu gối từ từ ngồi xuống, cố gắng giữ thăng bằng để cho đôi giày không bị di chuyển.
- Bước 2: Khi tay có thể chạm đất thì bạn cố gắng chạm tay xuống và tiếp tục từ từ hạ người xuống. Cố gắng giữ thăng bằng cơ thể.
- Bước 3: Tiếp theo hãy đưa chân trái nhẹ nhàng
- Bước 4: Sau khi vững vàng thì đưa chân phải về kiểu quỳ. (2 bước này bạn có thể đổi chân sao cho phù hợp với bản thân chứ không nhất thiết phải chân trái trước chân phải sau).
2.2. Cách ngã
Đối với bộ môn thể thao này té ngã, cũng nên ngã đúng cách để bạn không làm bản thân bị thương nhé. Phần kiến thức này bạn hãy cố gắng làm thuần thục để khi ngã vết thương sẽ không bị nặng.
- Bước 1: Để đảm bảo an toàn đầu tiên bạn cố gắng để khụy cả hai gối thấp xuống.
- Bước 2: Tiếp đó đưa 2 tay ra phía trước, xòe rộng bàn tay và nhớ ngẩng cầm lên nha.
- Bước 3: Hãy nghiêng người về trước, và cố gắng càng sát mặt đất càng nhiều sẽ tốt hơn.
- Bước 4: tiếp theo đổ nhẹ nhàng người xuống , chống 2 đầu gối và dùng 2 tay làm điểm tựa cho cơ thể. (tuy rằng khi ngã bạn sẽ khó có thể điều khiển được cơ thể, nhưng để tránh va đập mạnh bạn nên thuần thục cách ngã này).
- Bước 5: 2 bàn tay trượt từ từ về phía trước. Nhớ đừng duỗi thẳng tay, tránh bị va đập mạnh nhé.
2.3. Cách thăng bằng
Đầu tiên hãy để bản thân ở trạng thái chuẩn bị bằng cách để 2 chân song song nhau, song song với vai, dang rộng vừa phải 2 chân và hơi khụy gối xuống một chút, 2 tay thả lỏng để thoải mái.
Từ tư thế chuẩn bị hãy hạ dần trọng tâm từ bên trái sang phải (và ngược lại).
Sau khi học được thuần thục các bước ban đầu tiếp đó là các cách điều khiển tư thế, cơ thể khi trượt patin. Bao gồm có 4 cách phổ biến như:
- 2 chân song song
- Mở rộng 2 đầu gối
- Khép 2 gối, dồn lực vào mép trong của đôi giày.
- Nghiêng song song
2.4. Cách đi và trượt
Đối với những bạn mới tập trượt thì nên đi theo hình chữ V. Đầu tiên hãy sẵn sàng giống như các cách bên trên mình đã hướng dẫn rồi xoạc 2 chân tạo thành hình chữ V. Tiếp đến nhấc lần lượt 2 chân từ từ lên xuống tại chỗ (vì mới nên bạn nên cố gắng giữ thăng bằng tại chỗ). Sau đấy hãy di chuyển dần dần từng bước nhỏ, nhớ sử dụng cạnh giày phía trong để di chuyển.
2.5. Cách dừng
Dừng sẽ có 3 cách để các bạn lựa chọn
- Thắng gót: Khi bạn đang trong tư thế trượt hãy từ từ để cơ thể của bản thân dồn vào một chân (chân nào bạn thuận hơn thì hãy sử dụng chân đó) – ví dụ như trong bài mình sẽ sử dụng chân trái, bạn hãy giữ chân trái ở tư thế hơi khụy đầu gối tiếp đó đưa chân phải ra phía trước rồi nhấc nhẹ chân để gót của chân phải chạm xuống mặt đất. Bước tiếp thep dồn lực gót phải để giảm tốc độ từ từ.
- Phanh ngang: khi bạn đang di chuyển trên giày hãy từ từ đổi 2 chân tạo thành hình chữ V. Tiếp đó trượt cả 2 chân về phía trước một cách từ từ và nhẹ nhàng khép 2 đầu gối lại còn 2 mũi chân cố gắng chạm vào nhau để tạo thành hình chữ A.
- Phanh thắng chữ T: Kiểu phanh này sẽ dễ dàng thực hiện nhất đối với những bạn mới tập chơi bộ môn này. Nên nếu bạn không quen 2 cách trên có thể thử với cách này để dừng một cách an toàn nhé. Khi bạn đang trong tư thế trượt hãy đặt chân trái hoặc phải về phía sau (cái này thì tùy thuộc bạn thuận chân nào nha), tiếp đó dồn trọng tâm cơ thể về phía trước, tiếp đó nhấc chân phía sau lên và tạo thành 1 góc 45 độ. Cuối cùng đặt chân sau xuống và cố gắng kéo lại 2 chân lại gần nhau tạo thành hình chữ T.
2.6. Cách trượt đi
Cách đơn giản nhất cho người mới bắt đầu đó là trượt theo dạng hình chữ V. Bạn sẽ phải lần lượt di chuyển 2 chân theo hình chữ V. Tiếp đó tăng dần tốc độ bằng cách sử dụng cạnh ngoài của đôi giày. Hãy nhớ nhớ để 2 đầu gối bằng nhau.
3. Những lợi ích và lưu ý khi trượt giày patin 4 bánh dọc:
– Bộ môn thể thao này cải thiện thể chất rất tốt cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
- Đối với trẻ em: ngoài cải thiện sức khỏe, còn giúp các bạn nhỏ nâng cao khả năng giao tiếp xã hội, tránh các bệnh liên quan đến tâm lý.
Chơi patin 4 bánh rất tốt cho sự phát triển của trẻ em
- Đối với người trưởng thành: giúp sức khỏe, xương khớp được dẻo dai hơn, cơ săn chắc hơn.
- Đối với người cao tuổi: giúp tăng khả năng hoạt động của tim mạch và kéo dài tuổi thọ.
– Những lưu ý:
- Đây cũng là một bộ môn thể thao nên trước khi chơi bạn hãy khởi động giãn cơ thật cẩn thận nhé.
- Đối với những bạn mới tập chơi hay người chơi lâu cũng nên đeo các đồ bảo hộ như mũ, bảo vệ tay chân để tránh những va đập mạnh hoặc bất ngờ.
- Sử dụng giày đúng cách và nhớ kiểm tra giày trước khi sử dụng.
- Nên trượt ở những nơi thoáng, bằng phẳng.
- Nhờ người có kinh nghiệm, đi kèm và giám sát để tránh những tai nạn.
Bộ môn thể thao này không chỉ thú vị mà còn rất tốt cho sức khỏe của mọi lứa tuổi. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn học được cách trượt patin 4 bánh dọc.
Huyền mong muốn đem những trải nghiệm của bản thân để chia sẻ với bạn đọc, giúp các bạn tìm được những sản phẩm phù hợp nhất với mình.